Quay lại

Với mỗi cá nhân làm việc trong ngành có sự thay đổi và phát triển nhanh chóng như CNTT, việc không ngừng cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng để thích ứng với thời cuộc là vô cùng quan trọng. Tại FSOFT, các kỹ sư công nghệ không chỉ cần theo dõi và học hỏi các xu hướng công nghệ mới nhất, mà còn cần phát triển một loạt các kỹ năng mềm để giải quyết vấn đề của dự án, làm việc với khách hàng đa văn hóa trên toàn cầu.   

Trong lịch sử 25 năm qua, người FSOFT đã không ngừng học tập, nâng cấp bản thân để khẳng định năng lực, từng bước chinh phục khách hàng và đón nhận các cơ hội dự án. Từ vốn kiến thức gần như “bằng 0” so với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ và quy trình sản xuất phần mềm tại Mỹ, tại Nhật và Ấn Độ, những người Việt Nam tiên phong khi đó đã không ngừng học tập với quyết tâm “mang trí tuệ Việt bước ra thế giới”. Quá trình học tập và chinh phục những chứng chỉ quốc tế quốc tế chính là minh chứng cho quyết tâm đó.  

Kể từ khi FSOFT ra đời vào năm 1999, việc chuẩn bị nguồn nhân lực dài hạn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo lúc bấy giờ. Đơn vị đào tạo ban đầu của FSOFT được gọi vui là “Trường Võ bị”, tên chính thức là FIST – FSOFT Internal School of Technology. Cái tên này cũng hàm ý như một “quả đấm” trong không khí hào hứng tiến ra nước ngoài lúc ấy. 

Chương trình học khi đó cũng còn khá sơ khai, thực tế phát sinh nhu cầu gì thì đào tạo cái đấy, từ đào tạo tân binh, quy trình, ngoại ngữ (ban đầu là tiếng Anh và sau đó là tiếng Nhật…) đến việc luyện thi các chứng chỉ công nghệ. Theo thời gian, cùng với sự tăng trưởng của công ty, các hoạt động đào tạo cũng trở nên đa dạng hơn. 

FSOFT ngày càng lớn”, việc dạy học như thế nào để nâng cao năng lực giá trị của từng nhân, tạo nên sức mạnh chung của cả tập thể điều Ban lãnh đạo trăn trở. Những năm gần đây, “Learning – Học tập từkhóađược Chủ tịch FSOFT Chu Thị Thanh Hà khẳng định sẽ đưa FSOFT tiến đến đi xa hơn sau mục tiêu “Công ty Tỷ đô, Đẳng cấp Thế giới”. Cùng với việc đầu mạnh tayvào các chương trình đào tạo, nhiều chương trình học chất lượng cao cùng các chiến dịch hỗ trợ học, thi chứng chỉ liên tiếp ra đời như Upskilling, Global SE, 20K Certificates mang đến hội học tập không giới hạn cho hàng nghìn nhân viên. Từ các tập thể tới cá nhân, tinh thần học tập của người FSOFT đã đang sôi nổi hơn bao giờ hết

Trên hành trình học hỏi và phát triển, người FSOFT không ngừng chinh phục đỉnh cao tri thức và mang về cho mình những chứng chỉ quốc tế danh giá. Trong số đó, nhiều FSOFTer đã quyết tâm “hạ gục” những chứng chỉ siêu khó và hiếm để khẳng định năng lực bản thân, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong sự nghiệp và trở thành những nhân sự xuất sắc của một công ty toàn cầu. 

Năm 2018, khi đang là quản lý nhân sự tại đơn vị có 2.000 nhân viên, chị Nguyễn Vân Anh (hiện là Trưởng ban Ban Chính sách và Đãi ngộ Nhân sự FSOFT) đã trở thành người đầu tiên tại FSOFT sở hữu siêu chứng chỉ quản trị  nhân sự chuyên nghiệp SHRM-SCP. Vốn xuất thân là một IT, chưa trải qua nhiều trường lớp về nhân sự nhưng khát khao chinh phục kiến thức mới đã luôn thôi thúc chị không ngừng học hỏi để có kiến thức nền tảng về lĩnh vực này. 

Thời điểm đó, vừa đi làm, vừa lo công việc gia đình nên chị Vân Anh đã tận dụng thời gian rảnh mọi lúc, mọi nơi để học trong suốt 5 tháng. Cứ thế mỗi sáng chị đều dậy từ 5h15 rồi học tới 6h30, buổi tối học thêm hai giờ nữa, đọc sách, ghi nhớ các khái niệm và làm bài test online.

Quyết tâm và sự hỗ trợ của lãnh đạo cũng là “đòn bẩy” để hai “chiến binh” Ngô Minh ToảnNhữ Thị Phương của GHC.COE mang về những chứng chỉ danh giá trong lĩnh vực Healthcare. 

Nhận thức được tầm quan trọng của Health Level Seven International (HL7), lại là SA Lead, Ngô Minh Toản xung phong nhận trọng trách phải lấy được chứng chỉ này về cho đơn vị. Dành hơn 3 tháng để tập trung ôn luyện cho chứng chỉ trong điều kiện tài liệu ôn thi không nhiều, rất khó tìm và rất… đắt, Toản là FSOFTer đầu tiên và là người thứ 2 tại Việt Nam sở hữu HL7. 

Được CTC hỗ trợ 100% chi phí, BUL Trần Đình Cung tạo điều kiện tối đa và hỗ trợ mua đề cương ôn tập, mình càng quyết tâm để không phụ lòng mọi người”, Toản nói. 

“Chẳng có con đường nào toàn hoa hồng nhưng thành công sẽ đến khi bạn không từ bỏ” – cô gái 9X Nhữ Thị Phương chia sẻ về quá trình chinh phục siêu chứng chỉ y tế CPHIMS khi chính thức là người Việt Nam đầu tiên sở hữu chứng chỉ này. 

 “6 tháng liên tục vừa ôn luyện vừa làm việc lệch múi giờ so với khách hàng, deadline dự án dồn dập, tài liệu học và thi khan hiếm…mình từng muốn bỏ cuộc. Nhưng nghĩ đến kỳ vọng của anh em đơn vị và những điều kì diệu sẽ đến khi có được CPHIMS, mình tự dặn lòng phải mạnh mẽ và quyết đoán theo đuổi mục tiêu ban đầu”. 

Khi quyết tâm tầm nhìn đủ lớn, người FSOFT ‘săn lùngchứng chỉ không chỉ để khẳng định bản thân còn nâng tầm tổ chức. anh Lê Thành Nhân (FHN.GEN) một trong số đó. Nhận thấy kiến thức của chứng chỉ PMP chưa đủ với tầm vóc ngày càng lớn mạnh của FSOFT, các dự án ngày càng phức tạp yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, thủ lĩnh nhà FHN.GEN đã đặt mục tiêu chinh phục liên tiếp hai chứng chỉ khó PfMP, PgMP trong hai năm 2021, 2023, trở thành người duy nhất hiện tại của FPT sở hữu bộ 3 chứng chỉ danh tiếng của PMI. 

Tổ chức phát triển nhanh, cần đội ngũ đào tạo cũng phải thích ứng nhanh để hỗ trợ kịp thời. Áp lực lớn nhất với người làm đào tạo là làm sao để trở thành người đồng hành, giúp nhân viên hạnh phúc hơn trên con đường học tập thay vì hướng dẫn họ học gì, ở đâu, như thế nào…, điều mà chỉ cần vài cái nhấp chuột là dễ dàng có được. 

Nền tảng FSOFT Mentorship ra mắt năm 2022 là một ví dụ cho những nỗ lực như thế. Trăn trở với bài toán “cần có một hệ thống cung cấp đủ những công cụ để FSOFTer có thể tự học, học ở bất kì đâu, với bất kì ai, bất kì chủ đề gì với người mà họ mong muốn. Từ những ngày tính năng còn nhiều lỗi, nhiều hạn chế, đến nay dự án đã trải qua nhiều câu hỏi như: Liệu Mentor – Mentee có học thật? Đo đạc đánh giá thế nào về chất lượng tự học này? Việc học tập này có được chuẩn hóa không?…  

“Tới giờ thì những câu hỏi này, ban dự án cũng chưa trả lời được rốt ráo. Nhưng trên hết, mình tin rằng, tại FSOFT 30.000 người, ai cũng có điểm mạnh để chia sẻ cho người khác, cũng có cái để học hỏi lẫn nhau. Hơn hết là việc tạo được thói quen tự học tập, chia sẻ lẫn nhau giữa mọi người, kỹ năng mentoring theo đó cũng sẽ được mài giũa cùng hành trình chia sẻ này. Mình tin, kết quả công việc, năng lực của các FSOFTer cũng sẽ được tăng lên với hệ thống Mentorship và sẽ đo đạc được một khi tệp dữ liệu học tập đủ lớn”, chị Trần Thị Ái Mỹ (CTC.TOD.SG) – “mẹ đẻ” của FSOFT Mentorship chia sẻ. 

Trong thư Chúc mừng năm mới 2024 gửi tới toàn thể CBNV FSOFT, Chủ tịch FSOFT Chu Thị Thanh Hà đã chia sẻ: “Khi đã lên đẳng cấp mới ‘Công ty Tỷ đô’, chúng ta ý thức rõ hơn vai trò của mình trong bức tranh CNTT toàn cầu, chủ động đảm nhận những trọng trách mới. Sức mạnh của FSOFT đã tăng lên, và chúng ta sẵn sàng đối mặt và vượt qua các thách thức cao hơn, lớn hơn để tiến nhanh hơn đến mục tiêu Thập kỷ thứ 3 của FSOFT. Ban Lãnh đạo FSOFT quyết định lấy năm 2024 là năm ‘Lên đẳng’ (Level Up), để mỗi người FSOFT đều ý thức được vị thế mới, sức mạnh mới và thách thức mới”.  

Trong năm “Lên Đẳng” này, ngoài các nhiệm vụ tăng trưởng như mọi năm, mỗi đơn vị, cá nhân sẽ đăng ký và nỗ lực vượt qua một thách thức tầm cỡ thế giới, những việc tưởng chừng không bao giờ hoàn thành được, coi đấy là dấu ấn khởi đầu Đẳng Cấp Thế Giới của chính mình

Bài viết: Quỳnh Hương
Thiết kế: Minh Hân

Close