Requirement Tool – “Cứu tinh” của đội ngũ BA

Tại Business Analyst Day 2022 vừa diễn ra, gần 130 FSOFTer từ FHN.BA và ICS.BA đã cùng hội tụ tại F-Ville để giao lưu, học hỏi về Requirement Tool – sản phẩm công nghệ mới dành riêng cho BA, cũng như cập nhật xu hướng phát triển của ngành này. 

Được sự ủng hộ của CDO FSOFT Vũ Tiến Đạt, sự theo dõi sát sao của FQC Manager & ICS FSUL, cùng sự nỗ lực của các anh chị em FHN.BA, phần mềm Requirement Tool đã sẵn sàng lộ diện sau nửa năm triển khai.

Requirement Tool được tạo ra với mục đích quản lý scope, tự động hoá các công việc lặp đi lặp lại của BA, giảm lỗi con người, lưu trữ kho tàng Common Requirement. Trong Requirement Tool, người dùng có thể lưu trữ/cập nhật các user requirement và liên kết với các tài liệu đặc tả phần mềm (hay còn gọi là SRS). Hệ thống sẽ thể hiện những user requirement nào chưa được mô tả chi tiết, có bao nhiêu thay đổi về scope, cho phép người dùng xem những chức năng/màn hình nào bị ảnh hưởng khi thay đổi user requirement để giảm thiểu thiếu sót trong tài liệu chi tiết. Một điểm tiện lợi nữa của Requirement Tool là quá trình review tài liệu đều được xây dựng trong hệ thống.

Với công cụ này, các thành viên và reviewer có thể cùng chỉnh sửa tài liệu, bình luận, duyệt output một cách thuận tiện. Với Requirement Tool, mọi tác vụ đều được tự động hóa và tuân theo một định dạng nhất định, đảm bảo tính chính xác cao của tài liệu cũng như tiết kiệm được thời gian cập nhật tài liệu và chi phí của dự án. Thêm vào đó, Requirement Tool còn có một kho “common requirement” – những bộ tài liệu về các chức năng phổ biến mà hầu như hệ thống phần mềm nào cũng sẽ dùng đến (ví dụ như tính năng tự động gửi email, tự động gửi thông báo, quản lý người dùng và quyền truy cập – user and permission management) – để người dùng có thể sử dụng ngay mà không cần phải tốn công viết lại từ đầu.

BA Day 2022

Trong chương trình, anh Đào Bình (FHN.BA) trực tiếp chia sẻ về Supply Chain Resilience (Khả năng phục hồi chuỗi cung ứng). Đây là một trong những chủ đề được quan tâm bởi nhiều người về việc thích ứng với các sự kiện bất ngờ (chẳng hạn như đại dịch Covid 19), và làm thế nào để có thể nhanh chóng phục hồi lại tình hình kinh doanh. Đây chính là câu chuyện về lựa chọn chiến lược kinh doanh giữa phương thức “đánh nhanh thắng nhanh” (focus on efficiency) và “ăn chắc mặc bền” (ensure resilience). Buổi nói chuyện sau đó được tập trung vào sự góp ích của nhiều nền tảng phần mềm khác nhau đối với toàn bộ nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng, để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh đồng thời đảm bảo tính liên tục.

Cũng tại sự kiện BA Day, chuyên mục “Member hỏi, Leader trả lời” cùng với sự góp mặt của các BA Lead đến từ FHN.BA và ICS.BA và đại diện Ban lãnh đạo FHN.BOD – HRBP Manager Nguyễn Thị Thu Hiền đã mang tới nhiều thông tin thú vị.

BA Day được hứa hẹn sẽ là một sự kiện thường xuyên dành cho những người làm nghề, là nơi mà đội ngũ BA có thể cùng chia sẻ về thành tích theo từng mốc thời gian, và đồng thời là nơi có thể ngồi lại với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và câu chuyện về cuộc sống Business Analyst.

Theo FHN

Tags

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Related Articles

Close