‘Chiến hạm’ SAS tăng tốc hướng đến gấp ba doanh thu và gấp đôi nhân sự trong năm 2022

Sau gần một năm đi vào hoạt động chính thức, đội ngũ SAS đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc định hình năng lực cung cấp dịch vụ Cyber Security của FSOFT. Mục tiêu của SAS trong năm tới là tăng trưởng 300% về doanh thu và 200% về nhân sự, tiếp tục khẳng định năng lực nhân sự ở mức World-Class.

Áp dụng các nguyên tắc tổ chức vận hành và xây dựng chỉ số KPI năm 2022 của FSOFT, SAS đặt mục tiêu chinh phục 3 nguyên tắc: “For Stretch”, “For Growth” và “For Productivity” với chỉ số cam kết tăng trưởng về doanh thu và nhân sự. Đối với nguyên lý “For Mega Up” và “For Recurring”, SAS tự tin thể hiện qua 3 khách hàng của FSOFT sử dụng dịch vụ AlertIQ cho việc giám sát và xử lý tấn công mạng.

Trong năm 2021, dịch vụ của SAS tập trung vào Application và Cloud Security. Với sự nỗ lực không ngừng của các thành viên SAS, mô hình cung cấp dịch vụ đã được xây dựng hoàn chỉnh và chứng minh được năng lực với khách hàng, đồng thời thể hiện đẳng cấp không hề thua kém các công ty khác cung cấp mảng dịch vụ này trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, mảng dịch vụ Managed Detection & Response (MDR) cũng đã bắt đầu ghi được dấu ấn riêng của FSOFT trong lòng khách hàng.

Tiếp nối thành tựu của năm 2021, định hướng của SAS trong năm 2022 được thể hiện ở phương châm: “Bán giá cao hơn với ít effort hơn”. Trong đó, SAS kỳ vọng sẽ cung cấp những dịch vụ Cyber Security phổ biến với mức giá sòng phẳng với các công ty truyền thống trên thị trường, đồng thời cải tiến mô hình Delivery bằng việc áp dụng tự động hóa, tái sử dụng các practices để có thể tiệm cận quy mô nhà máy (Factory) cung cấp các dịch vụ về Cyber Security. Như vậy, SAS vừa có thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ, vừa có thể mở rộng được quy mô đồng thời giảm thiểu việc phụ thuộc vào chất lượng nhân sự tham gia.

Với định hướng đó, kế hoạch của SAS trong năm tới được triển khai với 3 trọng tâm. Đầu tiên là tập trung phát triển và hoàn thiện hệ thống phần mềm hỗ trợ việc vận hành 2 dịch vụ chính là AlertIQ (nền tảng quản lý dịch vụ Security Operation) và NightWolf (nền tảng quản lý dịch vụ Application Security). Với hai hệ thống này, toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ sẽ được quản lý bởi phần mềm từ đầu đến cuối, các tác vụ thủ công sẽ được hỗ trợ bởi các bot tự động hóa, chất lượng của dịch vụ sẽ được đảm bảo đồng nhất và quản lý xuyên suốt.

SAS cũng hướng đến việc mở rộng quy mô tổ chức theo hướng “phẳng hóa” với nhiều team nhỏ linh hoạt (Two-Pizza Team) phù hợp với đặc thù của các dịch vụ về Cyber Security. Trong đó, mỗi team sẽ hoạt động độc lập với mức độ chuyên môn hóa cao, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa nhân sự có kinh nghiệm đi cùng với nhân sự trẻ.

Cuối cùng, mục tiêu của SAS trong năm 2022 là sẽ tiếp tục khẳng định năng lực nhân sự ở mức “World-Class” qua việc đóng góp các kết quả nghiên cứu về Security cho cộng đồng như: các lỗi bảo mật mới, các bài báo trình bày tại hội thảo… Tất cả nhằm tiến tới đưa năng lực về Cloud Security của FSOFT vào danh mục đối tác chuyên sâu của Microsoft và AWS.

“Sang năm 2022, cơ hội phát triển của cả SAS nói chung và từng cá nhân là rất rộng mở. Mỗi sự cố gắng và hoàn thiện chuyên môn của từng cá nhân sẽ mở rộng thêm một cơ hội cho SAS được tham gia những cuộc chơi mới, lớn hơn ở quy mô toàn cầu. Từ đó, anh chị em sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn cả về thu nhập lẫn kĩ năng”, Giám đốc SAS Phạm Tùng Dương khẳng định.

Năm 2022, bộ máy vận hành của FSOFT được điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu chiến lược đề ra. Theo đó, việc tổ chức vận hành và các chỉ số KPI của FSOFT 2022 được xây dựng dựa trên 5 nguyên tắc, gồm: For Stretch (more than high performance); For Growth (more than size); For Productivity (more than headcount grown); For Mega Up (more than sum of small account); For Recurring (more than one shot).

AnhLM5

Tags

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Related Articles

Close