Đừng ngần ngại thử sức ở FJP để có thêm nhiều bài học và sự trưởng thành

Chị Hà Thị Huyền Trang (FNS.DEV) vừa có một năm làm việc tại FJP với nhiều trải nghiệm thú vị về công việc và cuộc sống, văn hóa ở Nhật Bản. Cũng như nhiều bạn FSOFT khác cùng đi, chị Trang sẵn sàng chia sẻ những điều thú vị mình đã có để truyền động lực cho những ai muốn trở thành một người F toàn cầu.

Huyền Trang vào làm việc tại FSOFT từ năm 2021, thuộc bộ phận FJP. Chồng chị lúc đó đang làm việc tại Nhật Bản và bản thân cũng mong muốn được trải nghiệm đất nước, con người xứ sở hoa anh đào nên Trang đã chuyển vùng qua đất nước mặt trời mọc làm việc.

Trong thời gian chờ sang Nhật do đại dịch Covid-19, Trang được tham gia vào đơn vị FDN.DSI. Chồng chính là người tạo động lực để cô nâng cao khả năng tiếng Nhật. Không có đủ thời gian để học ở trung tâm, nên Trang lựa chọn vừa đi làm vừa tự học. Với thói quen mỗi ngày đều tự luyện tập, từ các bài học đến trò chuyện hằng ngày với chồng, trong vòng 1 năm Trang đã hoàn thành và đạt chứng chỉ tiếng Nhật N3. Sau khi sang Nhật 6 tháng, cô gái đã pass N2, và hiện đang có kế hoạch cải thiện khả năng giao tiếp để học lên N1.

Qua FPT Japan, Hà Thị Huyền Trang làm việc tại FNS. Thời gian đầu chị còn khá bỡ ngỡ, một phần vì tâm trạng ‘lính mới’, với đồng nghiệp mới, một phần là thay đổi hẳn qua một đất nước khác.

“Nhưng nh anh, ch đng nghip giúp đ nên mình đã nhanh chóng hòa nhp đưc vi công vic. Môi trường làm việc tại FNS thực sự không quá khác biệt với Đà Nẵng, mc dù công ty global, nhân viên đến t nhiu quc gia (mà phn ln là ngưi Nht) nhưng ai cũng gii giang, chăm ch và thân thin khiến mình có đng lc làm vic mi ngày – Trang nhớ lại những ngày còn ‘chập chững’.

Tại xứ Phù tang, mọi người ai cũng nghiêm túc, trách nhiệm và có skill làm việc, đáp ứng được các nhu cầu của khách, nên đối tác làm việc dù có chút khó tính cũng không làm khó được FNS. Còn bạn bè, đồng nghiệp người Nhật thì rất vui vẻ, rất nhiệt tình. Ngoài hỗ trợ nhau trong công việc, mọi người còn cùng nhau đi nhậu, team-building. Vì vậy, việc của bản thân là sẵn sàng làm việc và vui vẻ hết mình, mọi chuyện cứ thế mà ‘êm xuôi’.

Cũng giống như Việt Nam, ngoài giờ làm, FNS cũng tổ chức rất nhiều hoạt động để gắn kết nhân viên như 8/3, 20/10, Trung thu, sinh nhật, lễ tết… Điều này thực sự khiến những người mới qua làm việc cũng bất ngờ. Bạn bè người Nhật ở công ty cũng chia sẻ rằng những hoạt động này thật khó có thể tìm thấy ở công ty Nhật Bản nào, các bạn ấy cũng rất vui và yêu công ty. Trang cũng rất vui vì công ty mình được nhiều bạn bè ngoại quốc yêu quý.

Sau một năm, Huyền Trang đã được trải nghiệm cuộc sống, con người Nhật Bản. Ở nơi cô sống, ông bà hàng xóm rất thân thiện, dễ thương. Mỗi sáng đều chào hỏi nhau trước khi đi làm, cuối tuần thường mang tặng những món ngon do ông bà tự nấu, cùng nhau chăm sóc cây cỏ. Những điều này đã giúp cuộc sống ở Nhật của Huyền Trang dễ dàng và không mấy khác biệt so với lúc sống tại Việt Nam.

Trong thời gian này, ngoài Okinawa, cô gái cũng khám phá được nhiều nơi như Tokyo, Yokohama, Nagoya, Osaka, Kyoto, Kobe… Và sắp đến có thể sẽ trải nghiệm cảnh vật tại Hokkaido.

Huyền Trang gửi gắm: Mình muốn gắn bó với Nhật dài hạn, trải nghiệm những gì chưa trải nghiệm, đi đến những nơi chưa được đến. Nếu các bạn yêu thích Nhật Bản thì đừng ngần ngại thử sức mình nhé.

Cũng là một người FSOFT Đà Nẵng gốc chuyển vùng qua Nhật Bản làm việc, chị Võ Thị Châu Thanh (Delivery Manager của bộ phận FNS.DEV) chia sẻ, khi sang OB, các bạn có trải nghiệm làm trực tiếp với khách hàng, có thể hiểu được cảm xúc của khách, biết khách sẽ nghĩ gì và mình nên đối ứng như nào. Còn nếu ở offshore thông qua video để họp với khách thì các bạn sẽ ít cảm nhận được áp lực hoặc hiểu rõ khách hàng hơn khi ở OB.

Và chị Châu Thanh đã tiếp thêm động lực để các FSOFTer khác đang muốn đi Nhật hoặc các nơi khác làm việc rằng: “Ngoài ra nearshore là công ty nhiều người Nhật Bản, và người nước ngoài như Srilanca, Malaysia các kiểu, thì khi làm việc tại một công ty đa văn hóa, các bạn sẽ được trải nghiệm cách hòa nhập văn hóa giữa các nước, cách cân bằng để có thể hợp tác tốt cùng nhau cho các bạn thêm nhiều bài học và sự trưởng thành hơn”.

Tags

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Related Articles

Close