Bird Tank số 3: Sáng kiến đa dạng, OB đầu tiên “nhập cuộc” trong năm 2024

Số thứ 3 của iKhiến – Bird Tank 2024 là màn so tài của các sáng kiến đến từ đa dạng phòng ban. Đặc biệt, FJP đã đại diện cho các OB tham gia cuộc đua này với một sáng kiến về việc ứng dụng AI trong quá trình sáng tác và trình bày các ca khúc STCo. 4 sáng kiến còn lại đại diện cho các đơn vị  tại FSOFT Việt Nam lần lượt là Tracking and Analytics App​ của FHM,  IT.WOW của IT, PGenUT và Talent AI cùng của FHN.

Trong số thứ 3 của Bird Tank trong năm 2024, Ban Giám khảo bao gồm CDTO Đào Duy Cường, Giám đốc Sáng tạo Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban Kế hoạch – Kinh doanh Nguyễn Tú Huyền, Trưởng phòng COOF Incubato Đào Ngọc Tú, Trưởng Ban Chuyển đổi và Vận Hành số Dương Kiều Oanh, và hai Chuyên gia Công nghệ đến từ FHN và FHM Vũ Công Quyết,  Nguyễn Duy Đức là những người cầm cân nảy mực cho màn so tài của 5 sáng kiến.

Trong phần phát biểu mở đầu buổi thi, anh Đinh Tiến Dũng có lời gửi gắm các Baby Bird: “Tinh thần của Bird Tank là nuôi lớn các ‘Baby Bird’, để các sáng kiến được ứng dụng trong công việc, nhân rộng ra FSOFT rồi toàn Tập đoàn. BGK hi vọng các đội thi sẽ trình bày những luận điểm hay, và sẽ góp ý để các sáng kiến trở nên hoàn thiện hơn, sẵn sàng cho các ‘trận đánh’ ở cấp độ Tập đoàn.” 

Đấu trường Bird Tank số 3 của năm 2024 đã chào đón 5 sáng kiến:

AI STCo của nhóm tác giả FUN FJP: Trong bối cảnh có 3,500 nhân viên, với đa ngôn ngữ, nhiều quốc tịch, lứa tuổi và nền văn hoá giao thoa, việc sáng tác và phổ biến các ca khúc STCo yêu cầu nhiều bước và cần một khoản chi phí không nhỏ. Để giải quyết “nỗi đau” này, nhóm tác giả đến từ FUN FJP đã sử dụng các công cụ AI trong việc dịch lời bài hát, sáng tác giai điệu và thậm chí là “thu âm” các ca khúc STCo. Nhờ đó, quá trình lên ý tưởng, sáng tác và cho ra mắt các sản phẩm STCo tại FJP đã trở nên năng suất hơn, với thời gian được rút ngắn và chi phí tiết kiệm. Bên cạnh đó, nhờ sự “thần tốc” của các công cụ AI, nhân viên FJP có thể nhanh chóng “bắt trend” và đón nhận văn hoá STCo của FPT ở phiên bản “bản địa hoá”;

PGenUT của nhóm tác giả đến từ FHN.BU9: Trong thời gian triển khai các dự án tại đơn vị, cá biệt có những trường hợp yêu cầu tới 70MM, tương đương với 30-40% coding effort cho việc viết khoảng 141 nghìn dòng code cho các unit test. Nhằm giảm tải effort cho dự án, nhóm tác giả đã cho ra mắt tool PGenUT, với tính năng tạo ra các unit test dựa trên các mô hình test được định trước. Với sự trợ giúp của PGenUT, các lập trình viên chỉ cần kiểm tra lại các unit test do tool tạo ra và tinh chỉnh nếu cần thiết, từ đó tiết kiệm cả thời gian lẫn effort. Khi so sánh với các công cụ tương tự như CoPilot, TestSmart, PGenUT có ưu thế về khả năng tạo ra được nhiều unit test (Bulk Generate) trong thời gian ngắn và không tốn phí. Nhóm dự án dự kiến sẽ nhân rộng tool để áp dụng cho nhiều dự án trong nội bộ FSOFT và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác.

App Tracking and Analytics của nhóm tác giả FHM: Trong quá trình làm việc và hỗ trợ dự án với khách hàng C., nhóm dự án nhận thấy khách hàng gặp phải nhiều trường hợp trễ hẹn thanh toán các đơn hàng vận chuyển, với tổng mức thiệt hại ước tính lên tới 1,6 triệu USD mỗi năm. Xác định được các nguyên nhân chính là thiếu hệ thống theo dõi, độ trễ cao, quá tải email, lỗi do sơ suất, mất dữ liệu, lỗi từ phía khách hàng, … nhóm tác giả đã đề ra giải pháp là app Tracking and Analytics. App cho phép khách hàng thu thập dữ liệu thời gian thực, tập trung và bảo mật, hạn chế lỗi do sơ suất, tiết kiệm thời gian, và đặc biệt là không yêu cầu cơ sở hạ tầng khi chuyển giao. Được biết, sau khi đưa vào áp dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của khách hàng C., app Tracking and Analytics đã giành được giải 3 trong cuộc thi sáng kiến nội bộ của khách hàng và nhận về nhiều phản hồi tích cực. 

Công cụ IT.WOW của nhóm tác giả đến từ FHO.IT: Trong năm 2023, đội ngũ nhân sự thuộc FHO.IT cần xử lý hơn 400.000 ticket từ FSOFTers, trong đó có khoảng gần 19.000 tickets chưa được xử lý kịp thời, tốn trung bình 9h/ ticket, với tổng thời gian chờ lên tới hơn 750.000h. Điều này vô hình chung gây ra mức tổn thất về cả mặt tài chính, thời gian lẫn ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng. Để khắc phục vấn đề trên, team sáng kiến cho ra đời Escalation Bot, với tính năng chính là nhận diện hashtag đính kèm các ticket yêu cầu IT hỗ trợ của người dùng, tạo ra các nhóm chat trên team để xử lý các ticket gấp. Sau khi xử lý xong các vấn đề, bot sẽ tự động xoá nhóm chat trên Teams nhằm tránh cho nhân viên IT hỗ trợ bị spam sau khi đã close ticket. Sau khi đưa vào vận hành 2 tháng, Bot đã tạo ra 527 nhóm chat và xử lý toàn bộ ticket trong thời gian yêu cầu. Nhóm phát triển Bot dự kiến sẽ mở rộng các dịch vụ IT và các hashtag hỗ trợ, và hướng tới mục tiêu nhân rộng Bot ra các phòng ban khối BA khác của FSOFT cũng như toàn Tập đoàn.

Tool TalentAI của nhóm tác giả thuộc FHN: TalentAI ứng dụng AI vào quá trình sàng lọc CV, giúp giản lược và tối ưu hoá quy trình tuyển dụng. Nhà Tuyển dụng chỉ cần upload JD của vị trí đang tuyển dụng kèm theo CV và một đoạn phỏng vấn ngắn bằng tiếng Anh của ứng viên lên nền tảng TalentAI, sau đó sẽ nhận về bản phân tích và “cho điểm” ứng viên dựa trên những dữ liệu đã tải lên. Bên cạnh đó, TalentAI sẽ xuất ra một bảng đánh giá cụ thể bao gồm các tiêu chí và đánh giá năng lực của ứng viên dựa trên các tiêu chí trên. TalentAI giúp giảm tải thời gian phân tích và đánh giá CV của ứng viên, từ đó giúp cho Hirin Manager và PM tiết kiệm thời gian trong quá trình tuyển dụng. Đặc biệt, TalenAI đã giành được giải Nhất khi tham dự cuộc thi Cloud & Big Data Hackathon 2023 do FSOFT tổ chức. 

Sau phần giới thiệu sáng kiến từ các đội thi, BGK đã đặt nhiều câu hỏi về tính khả thi cũng như khả năng nhân rộng. Các yếu tố như AI, chi phí, tính mới cũng được đề cập. Bên cạnh đó, BGK cũng dành nhiều góp ý, với mục tiêu nhân rộng các sáng kiến ra toàn FSOFT nói riêng và toàn Tập đoàn nói chung, từ đó tạo ra tiền đề vững mạnh để các sáng kiến có thể tăng sức cạnh tranh khi tham dự cuộc thi iKhiến cấp Tập đoàn. 

Chung cuộc, sản phẩm IT.WOW xuất sắc giành giải Vàng Bird Tank số 03. Các sáng kiến Talent AI và Tracking and Analytics app giành giải Bạc, AI STCo đạt giải Đồng và PGenUT nhận giải Khuyến khích.

Tính đến hết ngày 24/04, BTC đã nhận về 397 sáng kiến, đạt khoảng 36% mức chỉ tiêu 1.100 sáng kiến cho năm 2024. Trong đó, FHN là đơn vị dẫn đầu với số IP cao nhất và đã đạt được 315.5% so với target của đơn vị. Để khuyến khích tinh thần sáng tạo và khích lệ các nhóm tác giả, tác giả của các IP đã gửi thành công trên tool tới ngày 30/04 sau khi được BTC thẩm định đạt yêu cầu sẽ được nhận khoản thưởng khích lệ của chương trình, chi trả vào kỳ lương tháng 5 năm 2024. Các giải thưởng cho các đội đã tham gia Bird Tank và giải thưởng dành cho các đơn vị, PIC trong cuộc đua submit IP của Quý 1 cũng sẽ được chi trả vào cùng kỳ lương.

MyNT50

Tags

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Related Articles

Close